Nghiên cứu thị trường và nhu cầu sử dụng mỹ phẩm
Đời sống của người Việt không ngừng được cải thiện cùng sự thay đổi nhận thức về cái đẹp đã thúc đẩy nhu cầu làm đẹp của chị em tăng cao trong những năm gần đây.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam, do đó đã phát triển nhanh chóng với sự xuất hiện và phổ biến của hàng loạt những thương hiệu, nhãn hàng mỹ phẩm từ cao cấp đến phổ thông, từ trong nước đến hàng ngoại nhập. Kinh doanh mỹ phẩm theo đó cũng trở thành một ngành nghề mang lại doanh thu và lợi nhuận hấp dẫn.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh của thị trường mỹ phẩm là vô cùng lớn, đòi hỏi người kinh doanh phải có sự am hiểu sâu về thị trường trước khi vạch ra những định hướng, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Muốn thực hiện điều đó, việc nghiên cứu nhu cầu sử dụng mỹ phẩm, khảo sát về hành vi, thói quen của người tiêu dùng khi quyết định lựa chọn loại mỹ phẩm luôn được quan tâm hàng đầu.
Để nghiên cứu thị trường, các công ty mỹ phẩm có thể tự thực hiện nghiên cứu hoặc chọn giải pháp thuê các công ty nghiên cứu thị trường mỹ phẩm chuyên nghiệp như Q&M, Euromonitor…
Nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm
Từ ý tưởng về sản phẩm mới, nghiên cứu viên sẽ tìm hiểu và lập công thức cho sản phẩm. Quá trình này thường bao gồm 1 số công đoạn như: lập công thức sản phẩm; lựa chọn nguồn nguyên liệu, làm mẫu thực nghiệm; kiểm tra độ ổn định, an toàn và hiệu quả của sản phẩm cho đến khi đạt yêu cầu; kiểm tra và lựa chọn bao bì phù hợp với sản phẩm.
Lập công thức sản phẩm
Công thức đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm. Để có thể tạo ra được những công thức sản phẩm có tính ổn định cao, hiệu quả tốt và chất lượng khác biệt thì những nghiên cứu viên, người làm nghiên cứu mỹ phẩm cần phải được học, đào tạo đúng chuyên ngành về khoa học/công nghệ mỹ phẩm hoặc các chuyên ngành liên quan như Hóa học, Công nghệ hóa học, Dược học, Công nghệ sinh học…
Thành phần sản phẩm mỹ phẩm phải có đầy đủ các chất tạo nền cho sản phẩm; hoạt chất tác động, tạo ra hiệu quả cho người sử dụng; các chất dẫn giúp tăng cường tác dụng của hoạt chất, chất bảo quản và chất ổn định sản phẩm, các chất bổ sung (chất tạo màu, mùi, chất tạo hiệu ứng…). Thông thường quá trình lập công thức sẽ phải tiến hành nhiều lần cho đến khi tìm được công thức sản phẩm tối ưu nhất về giá thành, an toàn và hiệu quả.
Lựa chọn nguồn nguyên liệu
Sau khi đã lập được công thức sản phẩm, việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với chất lượng của sản phẩm sau này. Bạn đã từng đặt câu hỏi tại sao những sản phẩm cùng đưa ra tỷ lệ các hoạt chất tương đồng nhưng giá thành và hiệu quả sử dụng lại không giống nhau? Sự khác biệt này là do nguồn nguyên liệu sử dụng.
Rõ ràng, các nguyên liệu từ những nhà sản xuất uy tín, lâu năm, có chất lượng đảm bảo sẽ góp phần tạo ra những sản phẩm mỹ phẩm có chất lượng vượt trội khi so sánh với các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền, hoặc thậm chí là nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tại Napro, nguyên liệu sử dụng cho nghiên cứu và sản xuất đều được đánh giá nghiêm ngặt theo Quy trình đánh giá nhà cung cấp. Chúng tôi cũng luôn chú trọng phát triển các sản phẩm sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, hữu cơ lành tính và thân thiện với môi trường.
Tất cả nguyên liệu đều phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng. Sự lựa chọn nguồn nguyên liệu cẩn thận, kỹ càng chính là yếu tố tiên quyết giúp cho các sản phẩm sản xuất tại Napro luôn đảm bảo chất lượng tốt, giúp khách hàng dễ dàng tạo niềm tin với người tiêu dùng và có chỗ đứng bền vững trên thị trường.
Kiểm tra độ ổn định, an toàn và hiệu quả của sản phẩm
Sau khi đã lập công thức và lựa chọn nguyên liệu, nghiên cứu viên tiến hành làm mẫu thực nghiệm và kiểm tra độ ổn định, an toàn cũng như hiệu quả của mẫu sản phẩm.
Với mỗi mẫu đạt yêu cầu về cảm quan, quá trình kiểm tra độ ổn định sẽ được thực hiện trong điều kiện lão hóa cấp tốc bằng các trang thiết bị nghiên cứu chuyên dụng. Tủ vi khí hậu có khả năng tạo ra những điều kiện (nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng) “khắc nghiệt” thường được sử dụng để theo dõi tính ổn định của sản phẩm.
Đối với một số sản phẩm đặc thù, quá trình nghiên cứu độ ổn định có thể cần bổ sung thêm các phương pháp kiểm tra khác như: kiểm tra ly tâm; kiểm tra rơi (drop test); kiểm tra độ cứng; kiểm tra sốc nhiệt…
Trong quá trình theo dõi độ ổn định của mẫu sản phẩm, các thông số cơ bản của mẫu (cảm quan; pH; độ nhớt…) luôn được đo đạc và lưu lại để đánh giá về sau. Quá trình kiểm tra, đánh giá ổn định này thường kéo dài từ 2-4 tháng đối với mỗi mẫu thực nghiệm đạt. Với các mẫu không đạt, quy trình nghiên cứu sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.
Các mẫu ổn định sẽ được đánh giá an toàn và hiệu quả đối với da. Hai phương pháp chủ yếu thường dùng để kiểm tra an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm là: thử nghiệm In vitro và thử nghiệm In vivo.
Thử nghiệm In vivo là thử nghiệm sử dụng canh trường nuôi cấy tế bào, các mô hình da thực nghiệm hoặc sử dụng các thiết bị phân tích các chỉ tiêu theo quy định của Luật quản lý mỹ phẩm hiện hành. Thử nghiệm In vivo là nhóm các thử nghiệm trực tiếp trên da động vật và người tình nguyện.
Từ việc đánh giá kết quả thử nghiệm, nghiên cứu viên sẽ cân nhắc lựa chọn ra mẫu có chất lượng, ổn định, an toàn và hiệu quả nhất để tiến hành các bước tiếp theo.
Nghiên cứu bao bì phù hợp
Mỗi dạng sản phẩm mỹ phẩm sẽ có đặc tính lý hóa và cơ học khác nhau do đó việc lựa chọn bao bì cho từng sản phẩm vô cùng quan trọng.
Ví dụ, bạn không thể đưa 1 sản phẩm với thể chất đặc vào 1 bao bì dạng xịt và ngược lại, bạn cũng không thể đưa 1 sản phẩm dạng lỏng như toner hay sữa dưỡng thể (dạng lotion) vào 1 bao bì dạng hũ vốn thường dùng để chứa kem được… Một số sản phẩm như nước hoa hay các sản phẩm có chứa cồn, chất nhạy với ánh sáng.. cũng đều có những yêu cầu cụ thể riêng biệt.
Tại Napro, mỗi sản phẩm nghiên cứu đều được thử nghiệm với nhiều loại bao bì khác nhau để tìm ra loại bao bì phù hợp nhất cho sản phẩm. Khách hàng khi đến gia công mỹ phẩm, đặt hàng sản xuất tại Napro sẽ được tư vấn kỹ càng để lựa chọn được các loại bao bì không những đạt yêu cầu về thẩm mỹ mà còn phù hợp với thể chất và mục đích sử dụng của sản phẩm.
Nghiên cứu chuyển đổi quy mô sản xuất
Nghiên cứu chuyển đổi quy mô sản xuất là bước quyết định đến việc sản xuất thành công sản phẩm ở quy mô sản xuất công nghiệp. Việc thực hiện quá trình chuyển đổi này thường được thực hiện bởi các kỹ sư quá trình công nghệ hóa học (Process engineer). Quá trình này gồm 2 bước: (1) thử nghiệm pilot và (2) xây dựng và thẩm định quy trình sản xuất công nghiệp.
Thử nghiệm Pilot
Nghiên cứu thử nghiệm ở quy mô pilot giúp tối ưu hóa các điều kiện thực nghiệm và giải quyết các vấn đề kĩ thuật khi nâng cấp lên quy mô sản xuất công nghiệp. Với mỗi thử nghiệm pilot, người thực hiện cần chú ý các yếu tố sau:
- Thiết bị thử nghiệm (cần lưu ý thiết kế của thiết bị, dạng cánh khuấy);
- Cỡ lô thử nghiệm;
- Trình tự, thời gian và phương thức nạp liệu;
- Các thông số về nhiệt độ, tốc độ và thời gian khuấy trộn, đồng hóa của các thiết bị chính, phụ; tốc độ và thời gian gia nhiệt – hạ nhiệt… trong quá trình pha chế thử nghiệm;
- Thời gian của từng bước pha chế;
- Những chú ý, phát hiện đối với từng bước pha chế khi thực hiện bình thường hay khi thay đổi 1 vài thông số thử nghiệm…
Xây dựng và thẩm định quy trình sản xuất công nghiệp
Đây là giai đoạn cuối cùng của nghiên cứu xây dựng một quy trình sản xuất một sản phẩm mới. Từ những kết quả thử nghiệm Pilot trước đó, kỹ sư quá trình sẽ xây dựng quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Quy trình này sẽ được thẩm định lại tại nhà máy sản xuất với các thiết bị và cỡ lô sản xuất chuẩn. Từ kết quả thẩm định, người thực hiện sẽ tổng kết, viết thành quy trình kỹ thuật chuẩn ở quy mô sản xuất công nghiệp.
Quy trình này bao gồm các công đoạn sản xuất rất cụ thể, chi tiết. Mỗi giai đoạn sản xuất đều mô tả cụ thể các thao tác kỹ thuật để tạo ra bán thành phẩm, thành phẩm.
Trong giai đoạn này, kỹ sư quá trình phải đưa ra được định mức vật tư nguyên liệu, năng lượng, thời gian sản xuất, lựa chọn và bố trí thiết bị, phương pháp lưu trữ, chiết rót bán thành phẩm. Quy trình chi tiết này sau đó sẽ được đào tạo cho các kỹ sư vận hành và thực hiện quá trình pha chế, đảm bảo quá trình pha chế, sản xuất sản phẩm luôn được đồng nhất và đạt chất lượng theo yêu cầu.
Các mẫu ổn định sẽ được đánh giá an toàn và hiệu quả đối với da. Hai phương pháp chủ yếu thường dùng để kiểm tra an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm là: thử nghiệm In vitro và thử nghiệm In vivo.
Thử nghiệm In vivo là thử nghiệm sử dụng canh trường nuôi cấy tế bào, các mô hình da thực nghiệm hoặc sử dụng các thiết bị phân tích các chỉ tiêu theo quy định của Luật quản lý mỹ phẩm hiện hành.
Thử nghiệm In vivo là nhóm các thử nghiệm trực tiếp trên da động vật và người tình nguyện. Từ việc đánh giá kết quả thử nghiệm, nghiên cứu viên sẽ cân nhắc lựa chọn ra mẫu có chất lượng, ổn định, an toàn và hiệu quả nhất để tiến hành các bước tiếp theo.